Làm sao để tạo ấn tượng tốt trong các cuộc họp

Hầu hết môi trường làm việc hiện đại đều xoay quanh các cuộc họp, từ buổi phỏng vấn đầu tiên cho đến những buổi gặp mặt nhóm hàng tuần. Vậy làm sao để bạn có thể tạo ấn tượng tốt nhất với những người đối diện trong các tình huống đó?

Bỏ điện thoại qua một bên

Việc cất điện thoại của bạn đi là một trong những điều nhỏ nhưng có ý nghĩa rất nhiều. Nó giúp người khác cảm thấy bạn tôn trọng cuộc họp hay buổi gặp mặt hôm đó. Bạn cũng sẽ tập trung vào nội dung buổi họp hơn khi không phải để ý đến thông báo trên điện thoại nữa.

Chuẩn bị kĩ lưỡng

Một trong những điều mọi người cần nhất khi tham gia một cuộc họp là tất cả đều phải chuẩn bị về nội dung buổi gặp mặt đó để tránh làm mất thời gian cũng như để công việc đạt hiệu quả nhất.

Đặt câu hỏi hay

Trong một buổi họp, hãy cố đặt ra những câu hỏi đi vào trọng tâm vấn đề và có tính chất thúc đẩy công việc đạt đến mục tiêu.

Dùng ngôn ngữ cơ thể

Để mọi người trong buổi họp tập trung hơn và cảm thấy bạn tự tin vào những gì mình nói, hãy duy trì ngôn ngữ cơ thể tốt nhất. Dùng những hành động có tính chất tôn trọng nhưng hướng mọi người đến điều bạn nói. Cố gắng duy trì việc giao tiếp bằng ánh mắt với mọi người cũng có tác dụng lớn.

Những kĩ năng các nhà tuyển dụng tìm kiếm

Mọi nhà tuyển dụng đều có quy trình riêng để chọn lọc ra những ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc mà họ cần. Ngoại trừ những kiến thức, kĩ năng, và kinh nghiệm đặc thù của công việc đó, hầu hết tất cả nhà tuyển dụng đều mong muốn nhân viên tương lai của mình có được những kĩ năng sau.

Kĩ năng phân tích

Khi một nhân viên gặp một trở ngại nào đó, họ bắt buộc phải suy nghĩ thấu đáo để tìm ra giải pháp. Đây là kĩ năng phân tích và mức độ của khả năng tùy thuộc vào công việc và ngành nghề khác nhau. Ứng viên nên nắm rõ làm sao có thể tổ chức và lên kế hoạch hiệu quả.

Khả năng giao tiếp

Môi trường làm việc hiện đại đòi hỏi nhân viên phải trao đổi hiệu quả với nhau, nhất là khi phải làm việc theo nhóm và tham gia các buổi họp. Điều này thể hiện ở các kĩ năng viết và nói. Ở tất cả lĩnh vực, từ người lãnh đạo đến khách hàng và đồng nghiệp đều muốn được trao đổi hiệu quả và rõ ràng.

Kĩ năng lãnh đạo

Không nhất thiết bạn phải làm người đứng đầu công ty để cần tới khả năng này. Ví dụ, khi làm việc nhóm, bạn phải liên tục trao đổi và điều phối công việc với mọi người, và người có yếu tố lãnh đạo sẽ được chú ý và thăng cấp nhanh hơn.

Làm sao để viết một CV tốt

CV, hay Curriculum Vitae, là một tài liệu thiết yếu mà mọi ứng viên xin việc phải chuẩn bị sẵn sàng. Đây là là yếu tốt quyết định đầu tiên để tăng khả năng được nhận của ứng viên khi bên tuyển dụng lọc hồ sơ. Vậy thế nào để viết một CV hoàn chỉnh và đúng nhu cầu người tuyển dụng nhằm giúp bạn vào các vòng sau?

Tránh lỗi ngữ pháp, chính tả

Dù có thể bạn xem đây là một việc đơn giản, nhưng thực tế có rất nhiều văn bản chuyên nghiệp chứa nhiều thiếu sót về ngữ pháp và chính tả. Cho dù đó là một lỗi nhỏ nhất, nó cũng làm bên tuyển dụng mất thiện cảm, và một khi xảy ra dày đặc trong CV của bạn, cơ hội của bạn gần như không còn.

Tránh dùng những từ chung chung

Người tuyển dụng có kinh nghiệp đọc qua hàng trăm, hàng nghìn CV, do đó họ không còn mấy ấn tượng với những từ ngữ bao quát nhưng không mang nhiều ý nghĩa như “chăm chỉ”, “siêng năng”. Hãy cố gắng trình bày ngắn gọn và rõ ràng hơn để tạo sự khác biệt so với các CV khác.

Đừng nói dối hay phóng đại

Đừng đưa những điều không đúng sự thật vào CV của bạn. Với con mắt của một người tuyển dụng chuyên nghiệp, điều đó không có khó gì để nhận ra. Mặt khác, quá trình phỏng vấn cũng sẽ bộc lộ những điều bạn cố tính nói dối mà thôi.